Lịch sử ra đời và phát triển của xe đạp
Hành trình dài phát triển trên 200 năm của xe đạp: từ rất lâu người ta đã truyền nhau rằng có một bá tước đã chế tạo ra một chiếc xe đạp mang tên mình . Năm 1817 ông đã trình làng một chiếc xe “ đi bộ” có tên Laufmaschine.
Những mẫu xe đạp cổ xưa nhất
Lịch sử ra đời của xe đạp
Trong lần sử dụng đầu tiên vào ngày 12 tháng 6 năm 1817, ông đã đi được đoạn đường 13 km mà chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Mẫu xe đạp Draisine được lưu trữ ở bảo tàng xe 2 bánh tại Đức. Năm 1860 bàn đạp xuất hiện và chiếc Boneshaker hay Velocipede. Xe đạp Boneshaker tain Châu Âu vào nhưng năm 1868. Sự phát triển tiếp theo của xe đạp là chiếc xe tương tự như Laufmaschine của Drais nhưng được trang bị thêm khuỷu và bàn đạo lắp trức tiếp vào trục bánh xe trước.
Năm 1865 khi được Pierre Mochaux giới thiệu thì nó đã trở thành 1 cơn sốt, thời bấy giờ người ta đặt cho nó 1 cái tên là xe lắc xương ( Boneshaker) vì nó đi rất sốc. Những 1870 xe đạp bánh cao : sự phát triển trình độ luyện kim thời bấy giờ cho phép tạo ra những chi tiết loại nhỏ, mảnh nhưng đủ chắc chắn để chịu được trọng lượng cơ thể người .
Những năm 1880_ 1899 giai đoạn hoàng kim : năm 1880 , nhà phát minh người Anh là E.C.Ftto chế tạo mẫu xe đạp “ dicycle” với hai bánh đặt song song.
Từ thế kỉ 20 đến nay xe đạp càng trở thành một phương tiện di chuyển quan trọng ở châu Âu trong nửa đầu Thế kỉ 20 nhưng nhu cầu sử dụng xe đạp lại giảm đi đáng kể tại Mỹ từ năm 1900 đến 1910 do sự ra đời của xe đạp hơi. Đến những năm 1920, xe đạp dần biến thành món đồ chơi trẻ em và vào năm 1940, hầu hết xe đạp tại Mỹ đều được sản xuất dành cho trẻ em. Tuy nhiên tại châu Âu xe đạp vẫn được sử dụng hết sức rộng rãi. Trong suốt nửa đầu thế kỉ 20 xe đạp luôn được tiếp tục phát triển cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Kể từ đầu thế kỷ 21, xe đạp bắt đầu được cái tiến mạnh mẽ với sự phát triển của công nghệ. Trong thiết kế, khung xe được chế tạo bằng các vật liệu khác nhau để giảm trọng lượng nhưng vẫn đảm bảo độ bền cũng như các yêu cầu về khí động học. Sự cân bằng của xe đạp được tính toán và mô phỏng bởi các phần mềm máy tính cho phép chế tạo những chiếc xe đạp an toàn với người điều khiển hơn.
Các công nghệ mới được áp dụng như chế tạo các chi tiết bằng sợi carbon hay hệ thống tự chuyển đổi líp bằng điện tử khiến chiếc xe đạp ngày càng hiện đại hơn.
Một số mẫu xe đạp cổ tại Hà Nội
Cho đến thời điểm hiện đại, xe đạp vẫn luôn được cải tiến song song với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của người dùng. Xe đạp là một phương tiện rất quen thuộc với chúng ta, nhưng bạn đã biết về sự ra đời, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và tác dụng của nó chưa?
Năm 1817, nam tước người Đức là Baron von Drais đã phát minh ra chiếc xe đạp mang tên ông gọi là Draisinne ( xe đạp của Drais ) được xem là tổ tiên của xe đạp . Drais đã giới thiệu mô hình xe này cho công chúng tại Mannheim vào mùa hè 1817 và tại Paris năm 1818.
Cấu tạo chung của xe đạp
Các bộ phận cấu tạo lên một xe đạp gồm. Bộ khung sườn xe : bộ khung sườn xe đóng vai trò như là xướng sống của xe. Nó là bộ phận kết nối toàn bộ các phần khác của xe thành một thể thống nhất. Hệ thống truyền lực: hệ thống truyền lực được xem như trung tâm vận hành của toàn bộ xe , giúp xe có thể chuyển động nhịp nhàng và trơn tru.
Các bộ phận cơ bản của 1 hệ thống truyền lực gồm : bàn đạp , đùi trục giữa , đĩa xe , xích xe , líp , trong hệ thống truyền lực thì líp là bộ phận quan trọng nhất. Khi đạp xe , lực tác động vào bàn đạp truyền đến đĩa xe làm dây xích chuyển động và truyền động đến líp.
Khi líp nhận được truyển động sẽ làm cho bánh sau của xe quay theo. Bánh xe hay còn gọi là hệ thống chuyển động của xe. Khi đạp xe, hệ thống truyền lực và bánh xe phối hợp nhịp nhàng giúp xe tiến lên phía trước.
Cấu tạo của bánh xe đạp gồm các bộ phận chính: Trục, Moay-ơ, Nan hoa, Vành bánh xe, Xăm lốp. Hệ thống lái : hệ thống lái giúp người đạp có thể điều khiển xe chạy theo ý muốn của mình. Hệ thống lái gồm có: tay lái( ghi đông ) và cổ phuốc, mọi chuyển động của xe đều phụ thuộc vào hướng di chuyển của bánh trước, khi người lái điều khiển xe thông qua việc tác động vào tay lái, lực sẽ được truyền đến cổ phuốc và càng trước bánh xe. Càng trước sẽ điều khiển bánh trước đi theo hướng mong muốn. Hệ thống phanh: hệ thống phanb giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại theo ý muốn.
Qua đó, người đạp có thể làm chủ được tốc độ của xe và đảm bảo được an toàn trong quá trình lái. Dựa vào đặc điểm cấu tạo có thể chia phanh xe đạp làm 2 loại khác nhau là: phanh đĩa và phanh niềng. Yên xe : yên xe giúp người sử dụng có một tư thế thoái mái nhất khi đạp xe. Yên xe đạp thường gồm các bộ phận: vỏ yên xe , phần cứng yên, khung dưới yên xe , bộ phận siết chặt, bộ phận điều chỉnh độ cao. Trên đây là tất cả các cấu tạo của xe đạp.
Tác dụng của xe đạp: ngoài việc sử dụng xe đạp để phục vụ để di chuyển hàng ngày thì chúng ta có thể dùng xe đạp để tập thể dục .Cụ thể như đạp xe là bài tập mạnh , tác động thấp , được mọi người ở mọi lứa tuổi yêu thích. Đạp xe có thể giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau.
Nhận xét
Đăng nhận xét